Người Việt Nam có văn hóa giao tiếp đặc trưng như thế nào

Người Việt Nam có văn hóa giao tiếp đặc trưng như thế nào

Ngày nay, khi nói đến văn hóa giao tiếp sẽ có rất nhiều  khái niệm khác nhau và không có một quy chuẩn cụ thể nào được đặt ra, mà nó lệ thuộc vào suy nghĩ của mỗi người. Văn hóa giao tiếp là một phần trong tổng thể văn hóa chỉ ra quan hệ giao tiếp có văn hóa của cá nhân từng người trong xã hội (người lịch sự, thân thiện, hòa đồng, dễ mến và thật sự tôn trọng nhau), là mọi thứ của các thành tố: lời nói, cử chỉ, hành vi, thái độ, cách ứng xử…

Mỗi đất nước có một nền văn hóa, thói quen, văn hóa giao tiếp khác nhau. Người Việt Nam mình mang bản sắc Châu Á, nhưng lại có nhiều điểm khác biệt trong giao tiếp so với các đất nước khác cùng khu vực. Đâu là sự khác biệt về văn hóa giao tiếp của người Việt Nam so với các đất nước cùng khu vực. Hãy thử cùng tìm hiểu nhé ở bài dưới nhé.

Văn hóa giao tiếp đặc trưng của người Việt Nam 

văn hóa giao tiếp

Cùng với thắc mắc văn hóa giao tiếp là gì. Trong quá trình khảo sát; các nhà văn hóa còn lưu tâm đến yếu tố các đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Việt. Ví dụ như:

Khá rụt rè trong giao tiếp 

Điểm đầu tiên trong giao tiếp của người Việt đó chính là khá rụt rè. Việc này bắt nguồn từ chính phong tục tập quán từ xưa đến nay của nước ta; đó chính là nền văn hóa lúa nước. Ở nền văn hóa này; dân ta sống phụ thuộc lẫn nhau; và coi trọng việc giữ gìn các mối quan hệ. Vì lý do này đã làm nên tính rụt rè trong giao tiếp bởi hầu hết người Việt sợ làm sứt mẻ những mối quan hệ mà mình đã xây dựng.

Thích xây dựng nhiều mối quan hệ 

văn hóa giao tiếp

Dù khá rụt rè trong giao tiếp; nhưng người Việt Nam lại có tính cách hướng ngoại; muốn xây dựng nhiều mối quan hệ. Nghe khá là mâu thuẫn; nhưng ý nghĩa chính của vấn đề này đó là, người Việt khá rụt rè trong giao tiếp cho  những vấn đề dễ xảy ra hiềm khích ;và thích kết bạn đối với những người bạn mới đồng điệu về quan điểm, lối sống và sở thích.

Có đặc trưng này vì cách sống của người Việt, đó là tính hiếu khách. Đối với những người có mối quan hệ thân thiết; người Việt thường đến hỏi và trò chuyện với nhau. Với người phương Tây; họ chỉ gặp gỡ nhau vì tính chất công việc. Còn tính hiếu khách được thể hiện ở sự chào đón nhiệt tình của người Việt khi bạn đến chơi nhà.

Thường đặt nặng vấn đề tình cảm trong giao tiếp

Tình cảm cũng chính là một trong những yếu tố thuộc văn hóa giao tiếp. Từ đó, người Việt hay đặt nặng vấn đề tình cảm trong giao tiếp, như câu tục ngữ này nói:

“Yêu nhau yêu cả đường đi
Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng”

Nếu trong văn hóa tâm linh, người Việt coi trọng về phần âm hơn; thì trong văn hóa giao tiếp người Việt coi trọng phần tình hơn lý; “một cái lý không bằng một tý cái tình”. Chỉ cần người mà họ yêu quý, họ sẽ luôn thân thiện, vui vẻ khi họ gặp gỡ. Còn với người mà họ cảm thấy không ưa, không thích; Mạnh hơn là ghét thì ngay lập tức thái độ tỏ ra trong giao tiếp sẽ được chuyển đổi thành khó chịu, không thoải mái; thậm chí là không quan tâm. Vì yếu tố tính cách đặc trưng này đã tạo thêm tính đa dạng trong văn hóa giao tiếp của người Việt.

Văn hóa giao tiếp ưa sự tế nhị

 giao tiếp

Người Việt Nam đã có câu nói  “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Chính vì thế sự tế nhị là một trong những quy luật trong giao tiếp của người Việt . Họ sẽ đi thẳng vào vấn đề, không thích vòng vo,  trình bày dài dòng hay giải thích một  sự việc nào đó nhằm hạn chế việc mâu thuẫn.

Việc giao tiếp có văn hóa, có tế nhị, ý tứ là kết quả của lối sống trọng tình, trọng nghĩa, cách sống có suy nghĩ  trong mọi mối quan hệ. Hơn hết, nụ cười là một cách bày tỏ quan trọng trong giao tiếp của người Việt Nam

Như vậy, qua bài viết trên đây,; mọi người có thể hiểu hơn về văn hóa giao tiếp là gì; cũng như hiểu thêm vê văn hóa giao tiếp của người Việt. Hy vọng với những chia sẻ trên, sẽ giúp tăng cao  nền tảng kiến thức cho bạn. Trong cuộc sống ngày nay, giao tiếp đóng một vai trò rất quan trọng, nó quyết định đến 60% khả năng thành công trong cuộc sống của bạn.

Nguồn : Unica.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *