4 lý do cơ bản khiến quá trình giảm cân bị chững lại

4 lý do cơ bản khiến quá trình giảm cân bị chững lại

Một vóc dáng cân đối chắc chắn là điều mà ai cũng mong muốn. Đặc biệt với chị em phụ nữ vóc dáng quả thực vô cùng quan trọng. Một body vừa phải giữa chiều cao và cân nặng sẽ giúp bạn tự tin hơn khi ra đường. Hơn nữa, điều đó còn giúp bạn phòng tránh được rất nhiều loại bệnh không như ý muốn. Có bao giờ bạn rơi vào tình trạng thừa cân mà bắt buộc phải giảm số kg hay chưa? Và lúc giảm cân có khi nào quá trình giảm cân bị chững lại?

Quá trình giảm cân phải trải qua một thời gian khác dài. Nhiều người giảm được một số kg nhất định lại rơi vào tình trạng chững cân. Vì thế rất nhiều trường hợp nản lòng mà bỏ qua mặc cân nặng của mình. Họ không biết rằng chững cân là có nguyên do của nó và có thể thay đổi được. Nếu tìm được lý do thì việc giảm cân chắc chắn sẽ thành công. Cùng bài viết này tìm hiểu 4 lý do khiến việc giảm cân bị chững lại nhé.

4 lý do cơ bản khiến quá trình giảm cân bị chững lại

Lượng calo nạp vào vẫn quá cao

Nguyên tắc cơ bản của giảm cân là calo nạp vào thấp hơn phần tiêu thụ. Tuy nhiên, lượng calo tiêu thụ thường chỉ được tính toán một cách ước lượng. Điều này dễ khiến chúng ta ăn sai.

“Nhiều người hỏi tôi về vấn đề chững cân đều chia sẻ họ tính toán chỉ số TDEE (tổng calo tiêu thụ) bằng công thức trên Internet dựa trên chiều cao, cân nặng và độ tuổi. Tuy nhiên, công thức này hiện không còn đáng tin cậy. Thay vào đó, việc tính toán calo tiêu thụ bằng khối lượng cơ nạc và tỷ lệ mỡ sẽ chính xác hơn”, Khánh Thiện chia sẻ.

Lý do của sự sai lệch này đến từ thực tế các công thức trên mạng đều dựa trên người Âu Mỹ với mức độ trao đổi chất cao do gene, khí hậu lạnh và đặc trưng về lối sống. Do đó, người châu Á áp dụng thường tính sai TDEE và đặt ra lượng ăn cao hơn mức cần thiết, dẫn đến chưa đủ thâm hụt, không thể giảm cân.

4 lý do cơ bản khiến quá trình giảm cân bị chững lại

Để giải quyết vấn đề này, huấn luyện viên Khánh Thiện khuyên bạn nên đo cường độ hoạt động hàng ngày của bản thân bằng các thiết bị, ứng dụng đếm bước chân và hoạt động thể dục. Thêm vào đó, bạn cần kiểm tra lại mức calo nạp vào bằng việc theo dõi cân nặng thường xuyên và thay đổi ngay khi cần.

Lượng calo nạp vào quá thấp

Nguyên nhân này có thể hơi vô lý nhưng nó lại khiến việc giảm cân bị chững lại. Cơ thể người là bộ máy thông minh và có khả năng thích ứng nhanh. Việc ăn quá ít có thể không giúp bạn giảm cân nhanh hơn. Thậm chí nó còn gây phản tác dụng.

Khánh Thiện giải thích: “Khi bạn ăn quá ít, ‘chế độ sinh tồn’ sẽ được cơ thể khởi động và báo hiệu nó cần giảm mức trao đổi chất bằng cách tắt đi một số chức năng được đánh giá là không thiết yếu (như tình dục, dẫn đến giảm ham muốn), đồng thời gia tăng tích mỡ – nguồn năng lượng dự trữ lâu – để nuôi cơ thể”.

Huấn luyện viên này khuyến cáo người tập không nên đẩy mức calo nạp từ thức ăn xuống quá thấp. Lượng thực phẩm phù hợp với mục tiêu giảm cân sẽ nằm trên mức BMR (chỉ số trao đổi chất – năng lượng tiêu hao khi chúng ta không làm gì) và dưới mức TDEE.

Ăn kiêng quá lâu

Ăn kiêng hay giữ sự thâm hụt năng lượng là cách tốt nhất để giảm cân. Tuy nhiên, việc ăn kiêng trong thời gian quá dài có thể trở thành nguyên nhân làm cho bạn chững cân, thậm chí tăng mỡ trở lại.

Nguyên nhân là việc để cơ thể ăn ít quá lâu khiến khả năng trao đổi chất bị giảm. Việc bạn thiếu hụt năng lượng dẫn tới cảm giác thèm ăn. Đồng thời, khả năng xây dựng cơ bắp của cơ thể vì thế mà  suy giảm, nguy cơ dị hóa cơ bắp (cơ thể sử dụng cơ bắp làm năng lượng thay vì mỡ) cao hơn.

Đây là lý do khiến những bữa ăn hoặc ngày cheat/refeed (ăn lệch so với chế độ) rất quan trọng. Tất nhiên, ngưỡng ăn sai lệch như thế nào sẽ cần chúng ta tính toán kỹ lưỡng.

Tỷ lệ dinh dưỡng chưa phù hợp

4 lý do cơ bản khiến quá trình giảm cân bị chững lại

Vệc ăn ít ở ngưỡng thâm hụt calo sẽ giúp bạn giảm mỡ. Tuy vậy, khả năng giảm, kéo dài như thế nào lại phụ thuộc vào chế độ cụ thể và các chất dinh dưỡng trong đó. Theo Khánh Thiện, điều này mang tính cá nhân cao và thường nằm ở tỷ lệ tinh bột nạp vào cơ thể.

“Một số người béo, tỷ lệ mỡ cao, các hormone như leptin, insulin…, có độ nhạy kém dẫn đến khả năng xử lý tinh bột không tốt. Những người này có thể phải bắt đầu với low carb, keto để cải thiện trong thời gian đầu. Tuy nhiên, với ai stress nặng không thể cắt bỏ tinh bột bởi sẽ phản tác dụng. Tinh bột còn là giải pháp tốt giúp họ ngủ ngon hơn”, huấn luyện viên này đưa ví dụ.

Bên cạnh đó, các yếu tố khác như tỷ lệ mỡ, gene, lối sống, bệnh lý…, khiến chúng ta cần cân nhắc kỹ lưỡng hơn. Đặc biệt, tỷ lệ dinh dưỡng hợp lý còn phụ thuộc vào chương trình tập. Tuy vậy, bạn vẫn nên hướng đến tỷ lệ dinh dưỡng cân bằng trong tương lai dù bắt đầu với chế độ nào.

Trên đây là 4 lý do khiến việc giảm cân bị chững lại.

Cùng tìm hiểu thêm nhiều bài viết tại JMB News!

Nguồn: Zingnews.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *