Phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt Nam

Phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt Nam

Từ bao đời nay, ông cha ta đã luôn quan niệm ngày cưới là một ngày lễ đặc biệt quý giá và thiêng liêng đối với mỗi cặp vợ chồng; do vậy việc hiểu và nắm rõ nghi thức cưới hỏi rất đặc biệt quan trọng. Trong đó có những vấn đề bắt buộc phải làm và những vấn đề cần tránh cần phải biết. Những nghi thức từ rất lâu được ông cha ta truyền lại từ bao đời nay; do đó mọi người cần phải giữ gìn,bảo tồn và tiếp tục phát huy phong tục cưới hỏi .

Đám cưới là một nét đẹp trong văn hóa của người Việt; bao gồm những lễ nghi mang đậm  truyền thống dân tộc. Ở mỗi vùng miền khác nhau của nước ta sẽ có những phong tục cưới hỏi khác nhau. Đối với người miền Bắc, lễ cưới thường sẽ nghiêm ngặt và buộc thực hiện đầy đủ mọi nghi lễ. Người miền Trung có phong tục cưới hỏi nhẹ nhàng hơn, tiết kiệm, trọng lễ nghi chứ không trọng vật chất. Người dân miền Nam với lối suy nghĩ  khoáng đại nên phong tục cưới hỏi tại đây có phần  thoải mái hơn nhiều. Nhưng dù cô dâu chú rể là người miền nào đi chăng nữa, nghi thức cưới hỏi vẫn phải đầy đủ những bước cơ bản.

Phong tục lễ cưới hỏi Việt Nam

Theo phong tục từ thời xa xưa, lễ cưới hỏi của người Việt thường trải qua 6 lễ: Lễ vấn danh, lễ nạp cát, lễ nạp tệ, lễ thỉnh kỳ, lễ thân nghinh.Hiện nay do sự thay đổi của xã hội; người Việt đã lược bớt nhiều loại lễ trong lễ cưới hỏi và chỉ còn một số loại lễ như sau

Lễ dạm ngõ

Khi bên họ gái đã đồng ý, nhà trai đem lễ sang. Đồ lễ cần phải có là trầu, cau, rượu, chè.

Lễ ăn hỏi

phong tục cưới hỏi

Lễ này minh chứng cho cô gái đã có chồng. Sau lễ ăn hỏi, sẽ báo hỉ, chia trầu. Nhà gái lấy một phần trong lễ vật nhà trai đưa đến một lá trầu kèm quả cau, một gói trà nhỏ, một cái bánh cốm, hoặc vài hạt mứt. Tất cả gói thành hộp  mang đến cho các gia đình họ hàng, hàng xóm của nhà gái. Nhà trai cũng báo hỉ, nhưng không cần lễ vật này mà chỉ cần thiệp hỉ. Cũng trong lễ ăn hỏi, hai bên gia đình quyêt luôn ngày cưới.Phong tục cưới hỏi

Lễ nạp tài

Là ngày nhà trai đem sính lễ sang nhà gái. Đồ sính lễ sẽ có trầu cau, gạo nếp, thịt lợn, quần áo và đồ trang sức cho cô dâu. Ý nghĩa của lễ này là nhà trai san sẻ cho nhà gái bớt chi phí cỗ bàn, để bên nhà gái biết mọi thứ đã chuẩn bị sẵn.

Lễ xin dâu

Trước giờ đón dâu nhà trai sẽ để người đem trầu, rượu đến nói trước, báo đoàn đón dâu sẽ đến.

Lễ rước dâu

cưới hỏi

 Đoàn rước dâu của nhà trai tới, người già cầm hương đi trước, cùng với người mang lễ vật. Nhà gái cho mời cụ già thắp hương lạy trước bàn thờ rồi cùng ra đón đoàn nhà trai vào. Cô dâu cùng với chú rể vái  trước bàn thờ, thưa tổ tiên. Sau đó cô dâu chú rể cùng bưng trầu ra mời họ hàng. Cha mẹ tặng quà cho con gái . Sau đó là cả đoàn rời nhà gái, để đưa dâu về bên nhà trai. Họ nhà gái chọn sẵn người cầm đồ của cô dâu đi theo cô gái, gọi là các cô phù dâu.

Trải giường chiếu 

Mẹ chồng, hoặc một bà cao tuổi khác, đông con nhiều cháu, phúc hậu, khi cô dâu chú rể vào phòng tân hôn, bà sẽ trải chiếu lên giường ngay ngắn, xếp gối chỉn chu…

Tiệc cưới

phong tục cưới hỏi

Đám cưới như nào thì cũng phải có tiệc cưới. Mọi người đến ăn, ngồi cùng bàn ăn là những người không quen biết, . Tiệc cưới có thể tổ chức nhà gái (trước hôm cưới) và nhà trai (trong ngày cưới)

Lễ lại mặt 

Sau lễ cưới (hai hoặc bốn ngày), hai vợ chồng trẻ sẽ  về nhà cha mẹ vợ mang theo lễ vật để tạ gia tiên. Lễ vật cũng có trầu, xôi, lợn

Nguồn: Vanhocvui.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *