Việt Nam lọt top 5 quốc gia đứng đầu dòng chảy thương mại quốc tế năm 2020
Kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ. Những năm gần đây, Nam ngày càng khẳng định được vị trí của mình trên thị trường. Nền kinh tế ngày càng ổn định và phát triển bền bỉ. Không chỉ ở một lĩnh vực mà tất cả các lĩnh vực đều có sự tăng trưởng. Điều này giúp cho tiếng nói của Việt Nam thế giới ngày càng được nâng cao. Đặc biệt, dòng chảy thương mại quốc tế Việt Nam ngày càng ổn định.
Dòng chảy thương mại quốc tế thể hiện sự phát triển ngoài thế giới của nền kinh tế. Điều này có nghĩa là, càng ngày Việt Nam càng vươn xa hơn. Những đóng góp tích cực của Việt Nam với nền kinh tế thới giới là không thể phụ nhận. Nó cũng mang lại nhiều giá trị to lớn với kinh tế trong nước. Cùng bài viết này tìm hiểu điều gì giúp Việt Nam lọt vào top 5 nước có dòng chảy kinh tế lớn nhất thế giới.
Báo cáo chỉ số kết nối toàn cầu năm 2020
Đây là báo cáo Chỉ số kết nối toàn cầu 2020 (GCI) do DHL và Trường kinh doanh Stern của Đại học New York công bố. Theo đó, Việt Nam đứng thứ 3 trong số các nước có sự phát triển tốt hơn dự đoán. Công bố này dựa trên GDP bình quân đầu người, dân số và khoảng cách địa lý của đất nước.
Theo đây, Việt Nam tăng 5 bậc trên bảng xếp hạng dòng chảy thương mại và đang xếp thứ 5. Trong khi đó, đa số quốc gia trong top 10 sụt giảm hoặc duy trì vị trí năm trước.
“Việt Nam đặc biệt vượt trội trong khu vực về chiều sâu. Nghĩa là tương quan giữa dòng chảy quốc tế và hoạt động quốc nội, với vị thế dẫn đầu, lẫn chiều rộng (dòng chảy quốc tế được trải rộng). Trong những năm qua, Việt Nam đã trở thành đối thủ mạnh của Trung Quốc về sản xuất dệt may và ngày càng mạnh hơn về các sản phẩm công nghệ cao”. báo cáo nêu rõ.
Điều kiện để Việt Nam đạt được kết quả này
Theo các nhà nghiên cứu kinh tế, kết quả này có được trong bối cảnh Đông Nam Á tận dụng từ mối liên kết chặt chẽ với mạng lưới chuỗi cung ứng rộng khắp châu Á. Cùng với đó là các cải tiến về chính sách của ASEAN với chính sách hội nhập kinh tế khu vực.
Ông Shoeib Reza Choudhury, Tổng giám đốc DHL Express Việt Nam, Việt Nam chắc chắn là một trong những địa điểm hàng đầu của những doanh nghiệp đang mong muốn đa dạng hóa cơ sở sản xuất.
Ông này cho rằng các doanh nghiệp lớn bị thu hút bởi lực lượng lao động trẻ và lành nghề của Việt Nam. Các hiệp định thương mại quốc tế giữa Việt Nam và nhiều tổ chức quốc tế khác nhau cũng là lợi thế. Ngoà ra, ta còn có sự ổn định chung của xã hội.
“Chúng tôi nhận thấy rằng nhiều công ty công nghệ cao, cũng như ngày càng nhiều công ty thời trang và may mặc, đang có kế hoạch chuyển đến Việt Nam hoặc mở rộng năng lực sản xuất của họ tại đây”, ông Shoeib nói thêm.
Đây chính là lý do ông Steven A. Altman, tác giả chính của báo cáo GCI, học giả nghiên cứu cấp cao kiêm Giám đốc phụ trách Sáng kiến DHL về Toàn cầu hóa tại Trường Kinh doanh Ster phát biểu. Ông cho rằng những nước có thể cải thiện mức độ kết nối với các dòng chảy quốc tế thường có xu hướng đạt tăng trưởng kinh tế cao hơn.
GCI là gì?
GCI 2020 là phân tích toàn diện về vấn đề toàn cầu hóa. Nó đo lường các dòng chảy quốc tế về thương mại, vốn, thông tin và con người. Khu vực phân tích làlà khắp 169 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn hoành hành, dòng chảy thương mại và vốn đã dần dần phục hồi. Tuy vậy, còn dòng chảy dữ liệu quốc tế tăng đột biến.
Trong đó, Hà Lan là nước tiếp tục đứng đầu bảng xếp hạng GCI. Singapore dẫn đầu về chỉ số tương quan giữa dòng chảy quốc tế so với hoạt động quốc nội. Vương quốc Anh có sự phân bổ dòng chảy khắp toàn cầu nhiều nhất thế giới.
Cùng tìm hiểu thêm nhiều thông tin kinh tế hay tại JMB News.
Nguồn: Zingnews.vn