Cơ thể có các dấu hiệu này cần kiểm tra các bệnh về tim ngay.

Cơ thể có các dấu hiệu này cần kiểm tra các bệnh về tim ngay.

Tim là một bộ phận vô cùng quan trọng của cơ thể con người. Tim có chức năng bơm máu tuần hoàn đến tất cả các cơ quan của cơ thể con người và động vật. Là một bộ phận hoạt động thường xuyên để cơ thể có thể “sống” nên tim “rất bận rộn”. Để có một cơ thể khoẻ mạnh thì trái tim chắn chắn cần khoẻ mạnh. Nếu trái tin bị bệnh thì cơ thể không thể khoẻ mạnh. Do đó, việc quan tâm đến “sức khoẻ” của trái tim là vô cùng cần thiết. Đặc biệt phải quan tâm đến các dấu hiệu của bệnh tim dù nhỏ nhất.

Nhiều người chưa biết những dấu hiệu nào có thể là dấu hiệu bệnh tim. Khi nào chúng ta cần đi bệnh viện kiểm tra sức khoẻ và tim?  Nên ăn uống như nào cho khoa học để trái tim luôn khoẻ mạnh, hoạt động tốt? Bài viết này sẽ đề cập những thông tin cơ bản mà hữu ích nhất gửi đến bạn.

Vậy cơ thể gửi tín hiệu gì khi tim bị tổn thương?

Những thay đổi trong lớp phủ ở lưỡi

Cơ thể có các dấu hiệu này cần kiểm tra các bệnh về tim ngay.

Ngũ quan tương ứng với ” lục phủ ngũ tạng”. Trái tim bắt đầu mở ra từ ở lưỡi. Khi cơ thể có vấn đề về tim mạch, trên lưỡi sẽ xuất hiện một số hiện tượng bất thường. Tiêu biểu như; lưỡi thay đổi màu sắc, trên bề mặt lưỡi có ánh tím, nổi rõ gân xanh dưới lưỡi. Nếu hiện tượng này xảy ra, hãy đến bệnh viện để kiểm tra kịp thời.

Chóng mặt

Nếu có vấn đề về tim, khả năng phản ứng của não bộ sẽ trở nên chậm chạp hơn. Do đó bạn thường xuyên bị chóng mặt, nhất là khi thức dậy vào buổi sáng Lý do vì tim tạo máu, nhưng cung cấp máu bị giảm, lượng máu đưa lên não không đủ gây ra các vấn đề về não. Hãy chú ý đến việc này.

Đau cơ thể

Cơ thể có các dấu hiệu này cần kiểm tra các bệnh về tim ngay.

Các bệnh về tim, kèm theo đau tim hoặc đau lưng, đôi khi gây đau vai. Tuy vậy, cơn đau thắt ngực rõ ràng hơn. Thứ hai, cơn đau tim cũng sẽ ảnh hưởng đến các dây thần kinh ngoại vi, các bộ phận khác trên cơ thể cũng sẽ có cảm giác đau. Nếu có các cơn đau như vậy xảy ra, đừng nhầm nó với sự mệt mỏi thông thường.

Chân tay cứng

 Khi tim có vấn đề sẽ khiến tay chân không linh hoạt, đặc biệt là người cao tuổi, tình trạng này càng dễ xảy ra. Vì vậy bạn hãy cảnh giác. Thường xuyên quan sát chân tay để xem những biểu hiện nghi ngờ nào của bệnh.

Khó thở, đặc biệt là khi nằm xuống

Cơ thể có các dấu hiệu này cần kiểm tra các bệnh về tim ngay.

Nếu bạn cảm thấy khó thở như có vật gì đó đè nén ngực hoặc gặp khó khăn khi hít thở sâu hãy đến bác sĩ chuyên khoa tim mạch để nhận được tư vấn và tìm nguyên nhân. Người mắc bệnh tim thường xuất hiện triệu chứng khó thở thường xuyên. Kể cả khi phải gắng sức hoặc không thì đều khó thở. Để phân biệt bệnh tim với bệnh COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính), tình trạng khó thở của bệnh tim xảy ra ngay khi bạn nằm xuống hoặc đi ngủ. Khó thở cũng có khi xảy ra vào ban đêm, lúc bạn đang ngủ say giấc.  Đó là do việc đột ngột tim giảm khả năng co bóp, làm gián đoạn quá trình bơm máu từ tim đến phổi gây khó thở.

Chán ăn

Một trong những dấu hiệu chính của suy tim sung huyết là người bệnh lúc nào cũng có cảm giác no. Đó là do sự tích tụ của dịch trong gan hoặc hệ thống tiêu hóa của người bệnh. Kết quả là, người bệnh không còn cảm giác muốn ăn và ăn ít hơn. Nếu có thêm triệu chứng mệt mỏi đến mức không muốn ăn, người bệnh cần được đi khám chuyên khoa tim mạch.

Làm thế nào để chăm sóc sức khỏe trái tim?

Quy tắc ăn uống lành mạnh

Cơ thể có các dấu hiệu này cần kiểm tra các bệnh về tim ngay.

Muốn bảo vệ tim mạch cần chú ý chế độ ăn uống điều độ, khoa học. Không nên ăn quá no, không ăn các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, bỏ thuốc lá, rượu bia. Nên thường xuyên ăn các loại thực phẩm có tác dụng bồi bổ tim mạch như các loại đậu, các loại rau lá xanh, cá,… Các loại thực phẩm đó rất giàu protein và vitamin, rất tốt cho việc điều hòa tim mạch của bạn.

Quy tắc làm việc và nghỉ ngơi hợp lý

Cần chú ý ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, cải thiện chất lượng giấc ngủ. Điều này giúp tim được nghỉ ngơi để hoạt động tốt hơn.

Duy trì cân nặng

Hãy chú ý kiểm soát cân nặng mỗi ngày và giữ trong mức hợp lý khoa học. Đồng thời phải biết cách giải phóng áp lực cho cơ thể và không nên kìm hãm gây tác hại xấu lên tim.

Cùng tìm hiểu thêm nhiều bài viết về sức khoẻ tại JMB News!

Nguồn: Eva.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *