Nét văn hóa đặc trưng của miền trung

Nét văn hóa đặc trưng của miền trung

Khi đặt chân đến từng vùng khác nhau trên dải đất hình chữ S, chắc chắn các bạn sẽ nhận được những nét văn hóa đặc trưng khác nhau từ con người, phong tục, văn hóa…Và trong bài viết hôm nay, hãy cùng mình ghé thăm  mảnh đất miền Trung để cùng tìm hiểu về mọi thứ nơi đây nhé.

Đến với miền Trung; mọi người không chỉ có được ngắm nhìn khung cảnh biển thơ mộng, hòa mình vào không khí mát mẻ, bên những bãi biển nổi tiếng như Nha Trang, Đà Nẵng; mà còn có thể tìm hiểu kĩ hơn về những nét văn hóa và cuộc sống sinh hoạt của người dân miền Trung. Khúc ruột miền Trung – Mảnh đất khan hiếm sản vật vì thiên tai, bão lũ triền miên và không được thiên nhiên ưu ái  như các vùng miền khác. Nhưng vì vậy; nhờ sự trân quý từng món sản vật ấy của người dân nơi đây; mà mảnh đất này đã có những món ẩm thực đặc trưng không nơi nào có được.

Khi nhắc đến miền Trung; khách ở mợi miền tổ quốc sẽ không khỏi ngỡ ngàng về một nền ẩm thực phong phú. Ẩm thực miền Trung có rất nhiều món ăn ngon cả về hương vị lẫn cách nấu.

Nét văn hóa đặc trưng của miền trung

Văn hóa ẩm thực

nét văn hóa đặc trưng

Du lịch tới nhiều nơi; nhưng phải đến khi thưởng thức ẩm thực của mỗi vùng; mọi người mới thấy rõ sự khác biệt đầy tinh tế, tạo nên bản sắc riêng cho nền ẩm thực Việt. Mọi món ăn Việt Nam luôn được đánh giá là vô cùng phong phú,  từ Bắc vào Nam, mỗi một  miền đất đều để lại những đặc sản riêng.

Ẩm thực chính là một phần quan trọng giúp mang lại sự khác biệt và đặc trưng cho văn hóa miền Trung nói riêng và văn hóa của cả nước Việt Nam nói chung. Ẩm thực miền Trung khá cầu kỳ; chú trọng đến cách trình bày cho đến tên gọi món ăn. Ví dụ như là Huế – nơi được ví như cái nôi của ẩm thực miền Trung.

Văn hóa ẩm thực ở Huế được phân ra làm hai loại là ẩm thực Cung đình và ẩm thực  Dân gian. Cao lương mỹ vị hay món ăn dân dã; thì đều làm ấn tượng cho  mọi khách phương xa; ngay từ lần đầu thưởng thức . Những món ăn đặc sản của miền Trung được khách phương xa ưa chuộng; như mì quảng, cao lầu, bánh bèo, bún bò Huế, bánh bột lọc, chả ram

Phong tục tập quán

nét văn hóa đặc trưng

Cùng với nền ẩm thực phong phú cùng những món ăn hấp dẫn du khách ngay từ lần đầu thử; thì phong tục tập quán cũng là một phần góp phần tạo nên sự đặc sắc cho văn hóa miền Trung. Giống như khu vực Bắc Bộ hay Nam Bộ, những phong tục ở miền Trung được thấy rõ nét qua dịp Tết Nguyên Đán.

Khu vực miền Trung;  bàn thờ tổ tiên hay ở mâm cỗ đầu năm, bánh tét sẽ là linh hồn quê hương, là nhịp cầu gắn kết con cháu với tổ tiên và cũng là sợi dây liên kết thêm bền chặt. Nói về mâm ngũ quả thì người dân xứ này; không quá chú tâm vào hình thức; chủ yếu dựa vào sự thành tâm dâng tổ tiên.

Kèm đấy; miền Trung cũng có lệ  “xông đất” vào sáng đầu năm. Các gia đình sẽ thường nhờ người cao tuổi còn mạnh khỏe, có vai vế và uy tín trong xã hội hoặc những đứa trẻ thông minh, hoạt bát tới “xông đất” đầu năm. Vào sáng mùng một, gia đình sẽ thức dậy bởi niềm vui mừng năm mới. Mọi người thường đến  chúc Tết  người thân,họ hàng, hàng xóm.

Lễ hội

lễ hội miền trung

Nước ta là một đất nước có nền văn hóa đặc trưng, phong phú mang những hương vị  riêng của từng vùng miền từ Bắc, Trung, Nam. Nếu ở phía Bắc thu hút mọi quan khách tham gia với lễ hội chùa Hương đầu năm; thì miền Trung thu hút  ấn tượng sâu sắc lớn với mọi người thông qua lễ hội Cầu Ngư.

Đây là một lễ hội đã tạo bản sắc riêng biệt cho văn hóa miền Trung; với những lễ nghi đặc sắc, phong phú mà không có địa điểm nào trên đất nước Việt Nam có được. Lễ hội Cầu Ngư là một phong tục tập quán được xem như; nét tinh hoa văn hóa đặc sắc của các ngư dân vùng biển Việt Nam. Cùng đấy, nhiều lễ hội nổi bật khác ở miền Trung không thể không kể đến như lễ hội Lam Kinh, lễ hội Dinh Thầy Thím.

Văn hóa miền Trung với những nét văn hóa đặc sắc và khác biệt; giúp góp phần đem lại một bức tranh muôn màu cho nền văn hóa Việt Nam.

Nguồn : Vietnamtours247.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *