Tục ăn trầu cau của người việt -nét đẹp văn hóa cần giữ gìn

Tục ăn trầu cau của người việt -nét đẹp văn hóa cần giữ gìn
Tục ăn trầu cau là một nét đẹp của giá trị văn hóa Việt Nam truyền thống, của đạo lý và giao tiếp Việt Nam truyền thống… Với người dân Việt, trầu cau là đại diện của tính cách Việt, vừa là thể hiện tình yêu dân tộc độc đáo. Ăn trầu là một trong những  tục lệ đẹp của người Việt ta. Dù bây giờ tục ăn trầu cau không còn nhiều; nhưng những giá trị tinh thần có trong đó vẫn luôn tồn tại. Nó không chỉ là nét văn hóa quen thuộc mà còn ghi lại những dấu ấn lịch sử của một thời quá khứ đã qua của thời cha ông.
Ăn trầu là một trong những mỹ tục đẹp của người Việt ta, cần được các thế hệ sau bảo tồn và duy trì phát triển. Các bạn trẻ ngày nay có thể nhìn thấy những miếng trầu cau đẹp mắt xuất hiện trong những ngày lễ lớn nhỏ của gia đình như những nhu cầu không thể thiếu. Nhưng có lẽ, sẽ không nhiều người biết được nguồn gốc và ý nghĩa của nó.

Trầu cau trong đời sống người việt

Tục ăn trầu cau

Miếng trầu có mặt ở  trong đời sống sinh hoạt của người dân Việt. Người xưa từng nói “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, sẽ dùng để mời khách khi đến nhà chơi . Mâm cỗ cúng gia tiên cũng không bao giờ vắng miếng trầu. Tiệc cưới có đĩa trầu để chia vui. Miếng trầu được xem như đại diện cho tình yêu ; miếng trầu đi đầu, kết nối cho lứa đôi và là sợi dây kết chặt tình duyên vợ chồng. Khi mang mâm lễ sang thưa chuyện nhà gái, nhà trai không thể thiếu được lá trầu, quả cau.Tục ăn trầu cau

Ăn trầu trước đây còn là để bảo vệ hàm răng của mình, chất chát của trầu cau làm cho lợi răng co lại bám sát lấy chân răng, làm hàm răng cứng chặt lại không lung lay.

Ý nghĩa cuả trầu cau

Tục ăn trầu cau

Tục ăn trầu, nếu khách đến nhà; thì chủ nhà phải mang một hộp có đựng nước kèm theo một cái muỗng đặt trên một cái kê để khách súc miệng. Tiếp tới, chủ nhà mang khay trầu ra mời khách. Trên khay có đĩa đựng trầu, đĩa dựng cau, hủ vôi, hộp thuốc xỉa, dao, … Dưới chân luôn phải có một ống nhổ to để khách nhổ bả trầu, nước trầu.

Khách là người ở tuổi trung niên; có thể trực tiêps nhai miếng trầu và thưởng thức hương vị cay, thơm của miếng trầu. Nếu là người già, sẽ cho miếng trầu vào ống ngoáy để ngoáy cho mềm và sau đó mới nhai trầu. Bộ dụng cụ ăn trầu trưng bày được tạo bằng nhiều nguyên liệu có thể dùng từ đồng, bạc cho đến gốm; có cơi đựng trầu, bình vôi, chìa vôi, ống nhổ, dao bổ cau, ống ngoáy, chìa ngoáy.

Vị của trầu

Miếng trầu bao gồm: Cau (vị ngọt), lá trầu không (vị cay), rễ (vị đắng), vôi (vị nóng). Cây cau vươn cao đại diện cho trời (dương). Vôi từ đá đại diện của đất (âm). Dây trầu lớn  từ đất, quấn quanh thân  cau; tượng chưng cho sự trung gian. Miếng trầu có miếng cau, lá trầu bệt vôi, kèm thêm miếng vỏ cây chát (miếng rễ).

Ăn trầu cau miếng trầu sẽ có vị ngọt của hạt cau, vị cay ở lá trầu, chát nóng từ vôi, … Mọi thứ như tạo nên sựhấp dẫn, làm cho thơm miệng, đỏ môi…

Nghệ thuật têm trầu

têm trầu
Muốn têm được miếng trầu đẹp, gồm: cau, lá trầu, thuốc xỉa và vôi;  yêu cầu người tiêm trầu phải khéo tay, gấp nếp miếng trầu vừa vặn.

Người Việt ngày xưa luôn coi việc têm trầu là một nghệ thuật. Nhắc đến trầu têm cánh phượng là nói đến miếng trầu vùng Kinh Bắc. Cũng vẫn những thứ vậy, nhưng cách têm đẹp, kiểu cách; đã cho tháy sự khéo léo của những liền cô gái quê Kinh Bắc. Vì vậy, miếng trầu có sức hấp dẫn đặc biệt và để lại ấn tượng sâu sắc cho bất cứ ai được mời trầu . Nhìn miếng trầu têm có thể biết phần nào tính cách, nết người têm trầu.

Ăn trầu thời xưa

Ngày nay, phần lớn những người trên cao tuổi mới ăn trầu cho nên sẽ không còn thấy cảnh mời trầu như việc ăn trầu của người Việt Nam thế kỷ XII: Ngày đấy có tục mọi người sẽ đem theo một vài túi con đựng trầu cau đeo ở thắt lưng; họ để mở trong khi qua lại ngoiaf đường để mời bạn bè. Khi gặp mọi người bắt đầu chào hỏi nhau, rồi mỗi người lấy ở trong túi của bạn một miếng trầu để ăn”.

Ngày nay, tuy tục ăn trầu cau và mời trầu ít phổ biến; nhưng lá trầu vẫn mang một ý nghĩa sâu xa nhất định trên nhiều mảng như y học, tâm lý xã hội, bản sắc truyền thống dân tộc,… Trầu cau là thứ ăn đỡ buồn miệng, tuy đơn sơ nhưng vẫn là thứ không thể thiếu trong việc kết thân, lễ tế, cưới hỏi, bởi miếng trầu đã là hình tượng mang dấu ấn riêng cho văn hóa nước ta.

Nguồn: Dangian.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *