Thị giác nhân tạo – Công nghệ dành cho người khiếm thị
Công cuộc thí nghiệm
Các chuyên gia ở Viện Khoa học Thần kinh Hà Lan (NIN) đã bắt đầu cuộc nghiên cứu trên bộ não của hai chú khỉ mù. Bằng cách cấy ghép điện cực để chúng có thể “nhìn thấy” các đốm sáng trắng. Hay còn gọi là phosphene (đom đóm mắt). Dù không có ánh sáng nào đi qua, hoặc chiếu vào mắt thế nhưng hai chú khỉ lại có thể thấy những đốm sáng mờ. Thông qua sự kích hoạt của điện tử hoặc cơ học.
Để có thể nói một cách dễ hiểu hơn, hiện tượng này giống như điểm ảnh Pixel trên màn hình trực tuyến. Như những con đom đóm xuất hiện trong bóng đêm. Phosphene có thể làm cho hai chú khỉ nhận diện được hình dạng của bảng chữ cái được chiếu trên màn hình, khi có nhiều đốm tập hợp.
Ý tưởng chưa thể hoàn thành
Từ nhiều thập niên trước, các nhà khoa học đã kích thích điện não. Tạo các đốm Phosphene để người khiếm thị có thể thấy chúng. Nhưng do công nghệ còn hạn chế nên điều này chưa thể thực hiện.
Ngày hôm nay, các nhà khoa học tại Hà Lan đã và đang cố gắng thực hiện mục tiêu tìm lại ánh sáng cho người khiếm thị. Pieter Roelfsema, giám đốc NIN đã tự tay điều hành phát triển thiết bị cấy ghép. Vỏ não của hai chú khỉ được cấy ghép 1,024 nguồn điện cực. Thiết bị này sẽ đồng thời bỏ qua các giai đoạn xử lý hình ảnh từ mắt hoặc từ thần kinh thị giác. Cho đến việc giao thoa trực tiếp với não.
Trở ngại trong quá trình nghiên cứu
Vì các loài linh trưởng như tinh tinh. khỉ… có vùng thị giác tương tự con người. Chúng đều nằm ở vùng phía sau não. Đây là lí do tất cả các cuộc nghiên cứu đều được thực hiện trên khỉ. Thế nhưng, có lẽ thiết bị này vẫn chưa sẵn sàng để có thể áp dụng lên con người.
Do các mô tế bào bao phủ mà các điện cực sẽ phải dừng hoạt động. Điều này đồng nghĩa với việc nhóm nghiên cứu cũng sẽ phải tạm dừng khoảng một năm. Để khắc phục, cũng như xử lí, các nhà khoa học đang tiến hành tạo ra một loại điện cực mới có khả năng tương thích, tiếp nhận của cơ thể.
Giải pháp xử lí
Biện pháp tốt nhất lúc này để người khiếm thị không phải đeo một loại thiết bị nào sau hộp sọ đó chính là dùng thiết bị không dây. Thế nhưng để làm được việc đó, các nhà nghiên cứu cần phải tiến hành phẫu thuật. Khả năng nhiễm trùng trong trường hợp này là rất cao. Tuy nhiên vẫn còn hy vọng khi những loại thiết bị không dây đang phát triển nhanh trong việc giao tiếp với não.
Một điều đáng tiếc là những người khiếm thị bẩm sinh sẽ không thể áp dụng phương pháp thị giác nhân tạo một cách có hiệu quả. Những người vì bệnh tật, chấn thương mà mất đi thị lực vẫn luôn nuôi hy vọng vào một ngày không xa. Họ có thể nhìn thấy ánh sáng một lần nữa.
Hãy cùng cập nhật những tin tức mới nhất liên quan đến các sản phẩm công nghệ. Có thể chúng sẽ giúp bạn có thêm niềm vui, niềm tin vào cuộc sống.