Cách xử lý trẻ ăn vạ hiệu quả mà cha mẹ nên áp dụng
Cách xử lý trẻ ăn vạ khi trẻ ăn vạ là điều mà hầu hết bậc phụ huynh đều muốn biết. Phần lớn trẻ em ở mọi lứa tuổi đều trải qua giai đoạn thường xuyên ăn vạ bố mẹ. Không nhiều thì ít. Bố mẹ thường quy cho con “tội” hư vì trạng thái ăn vạ. Nhưng ở thực tế, các bậc phụ huynh cũng khá hoang mang vì không hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng ăn vạ này của trẻ. Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này của con. Để có thể tìm ra phương pháp xử lý một cách hiệu quả nhất nhé.
Để tìm cách xử lý tình trạng trẻ ăn vạ. Là điều khiến cho rất nhiều phụ huynh đau đầu suy nghĩ. Bởi ăn vạ là hành vi không tốt của trẻ. Là tình huống thường gặp khi trẻ không được đáp ứng thứ hay điều mà con mong muốn. Lúc này trẻ sẽ làm mọi phương pháp như khóc lóc, la hét, thậm chí có bé còn nằm lăn ra đất…Để được phụ huynh chú ý và phải thực hiện yêu cầu của trẻ. Vậy để xử lí tình trạng tiêu cực này của trẻ thì chúng ta cùng nhau tìm hiểu cách xử lý trong bài viết này nhé.
Ăn vạ là hành động phổ biến ở trẻ thường xảy ra ở trẻ từ một đến ba tuổi. Bố mẹ hãy cùng xem xét cụ thể hành vi của trẻ . Để có cách xử lý trẻ ăn vạ phù hợp nhất nhé
Nguyên nhân khiến trẻ dễ bực tức
Trẻ ăn vạ bố mẹ đôi khi không phải vì lý do cụ thể nào hết mà đơn giản để thử giá trị của mình. Hoặc xem phản ứng của mọi người xung quanh như thế nào. Ví như khi giận dữ bố mẹ hay mắng trẻ, trẻ sẽ để ý xem bố mẹ phản ứng thế nào. Và nếu bạn quát mắng thì trẻ sẽ cho đó là cách gây thu hút sự chú ý của người lớn. Và sẽ lặp lại vào những lần tiếp theo.
Với trẻ từ một đến hai tuổi. Trẻ sẽ mỗi ngày được tiếp xúc, bắt chước và học thêm nhiều điều mới lạ từ mọi thứ xung quanh. Vậy nên việc hành động đánh người khác đôi khi là để bé xả ra cảm giác khó chịu. Khi có quá nhiều thứ phải tiếp thu vào người. Một đứa trẻ bốn đến năm tuổi thì khi có bất kì chuyện gì, bé sẽ có thể nói ra bằng ngôn ngữ, nhưng với bé quá nhỏ thì lại không thể diễn đạt bằng lời nói nên cách thể hiện dùng hành động là hiệu quả nhất đối với bé.
Chìa khóa để giải quyết vấn đề
Phụ huynh hãy dành nhiều thời gian để ý trẻ như xem điều gì. Hay khiến trẻ hành động mạnh, bé có hay đập, đánh trả hay đánh vu vơ khi mệt mỏi, khó chịu chuyện gì không. Nếu có phụ huynh cần tìm ra phương pháp. Và giải quyết những nguồn cơn gây nên chính đó. Ngoài ra,trẻ cũng cần được đảm bảo về mặt sức khỏe. Trẻ cần được ngủ đủ giấc, sinh hoạt mọi thứ điều độ, phù hợp.
Khi hành động ăn vạ của trẻ diễn ra. Bố mẹ cần bình tĩnh để giải quyết, không phản ứng quá gắt sẽ làm cho sự việc xấu đi. Những phụ huynh có phản ứng bằng việc hét hay đánh con. Sẽ gây ra kết quả tồi tệ hơn rất nhiều vì hành động như thế sẽ khiến trẻ nghĩ rằng. Vũ lực là một pháp pháp phù hợp để giải quyết mọi mâu thuẫn và sẽ thu hút sự chú ý.
Tuyệt chiêu cách xử lý trẻ ăn vạ
Bình tĩnh
Cha mẹ cần bình tĩnh xem xét sự việc này. Như thế trẻ mới nghe lời và làm theo lời bố mẹ. Vì trẻ sẽ luôn nghĩ cha mẹ là tấm gương cho trẻ noi theo.
Thể hiện sự thấu hiểu qua lời nói.
Trẻ cần được dạy về sự đồng cảm với mọi người xung quanh. Và biết được kết quả của việc làm đau người khác. Cha mẹ hãy lý giải cho trẻ về việc người bị đánh sẽ đau làm sao. Việc này dần dần sẽ làm trẻ hiểu hơn về việc làm của trẻ.
Dạy bé biết cách xin lỗi trước.
Sẽ là vô dụng nếu phụ huynh cứ bắt trẻ phải xin lỗi. Thay vào đó bạn hãy nói lời xin lỗi trước để làm mẫu cho trẻ bắt chước theo như “Mình xin lỗi vì đã làm bạn đau”
Đưa ra sự lựa chọn an toàn khác.
Sử dụng lời nói của mình, mà không phải dùng đến tay chân là một cách dạy tốt dành cho trẻ. Ví dụ như “Lần sau khi bạn cùng trang lứa không share đồ chơi với con thì con cũng không được đánh bạn, mà hãy nói là bạn có thể cho mình chơi với được không?”
Thúc đẩy bé nỗ lực cố gắng.
Như bất kì bài học nào trong xã hội, sự tôi luyện và thực hành nhiều là việc dễ tới thành công nhất. Khi nhìn thấy việc tốt xảy ra, phụ huynh nên khích lệ trẻ bằng lời nói như “Con giỏi quá” hay “Con thử xin bạn lần nữa xem” nhằm tạo thành và phát triển tinh thần hòa đồng của bé.
Với trẻ nhỏ để học được việc không nên ăn vạ khi gặp tình cảnh gì đấy sẽ mất nhiều thời gian hơn rất nhiều. Vì vậy hãy rèn luyện cho trẻ tính cách kiên nhẫn và cảm thông với người khác từ khi còn nhỏ thông qua các lời dạy, các buổi nói chuyện nhẹ nhàng giữa trẻ và bạn.
Nguồn: Eva.vn