Phong tục ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam

Phong tục ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam

Tết cổ truyền là một nét đẹp văn hóa bao đời nay của người Việt Nam. Là dịp mà mọi người trong gia đình được quây quần sum vầy bên nhau. Cùng nhau tiễn biệt năm cũ qua đi và đón chào năm mới sắp đến. Đây là dịp lễ quan trọng đặc biệt trong văn hóa Việt Nam. Tết Nguyên Đán luôn mang đầy đủ những nét đẹp truyền thống dù trải qua nhiều cột mốc của lịch sử Việt Nam.

Với mỗi người xon đất Việt, Tết không chỉ là ngày để quây quần sum họp bên gia đình; mà còn là dịp để chung tay bảo tồn và gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc cổ truyền . Theo cách mỗi vùng miền; hoặc theo những khái niệm về tôn giáo của người Việt; các phong tục tập quán ở từng nơi trên đất nước sẽ có sự khác biệt nhau. Tết là lễ hội quan trọng và lớn nhất đối với người dân Việt Nam trong  suốt một năm. Tết không những là ngày chào đón sự bắt đầu của mùa xuân mà còn là  dịp để tỏ lòng kính trọng với tổ tiên của mỗi gia đình; đó cũng là một cơ hội tuyệt vời để gia đình sum vầy với nhau.

Phong tục ngày Tết cổ truyền

Tục chơi hoa ngày Tết

ngày tết

Mỗi ngày Tết đến xuân về. Mọi người sẽ lại tưng bừng chào đón một năm mới theo lịch âm. Và ai cũng không thể quên tục lệ ngày tết cổ truyền của nước ta là tục lệ chơi hoa. Với người trong Nam thì sắm hoa mai; người miền Bắc thì yêu thích hoa đào ( đào nhật tân, đào bích, đào trắng, đào phai,…)

Nếu như người Nhật hãnh diện về bonsai thì người Việt Nam lại hãnh diện về thú chơi hoa. Những loài hoa đẹp như hoa thủy tiên, hoa quỳnh, … là những loài hoa được bên chuyên gia  xếp vào các loại hoa Tết cấp lớn. Ngày nay, thú chơi hoa cũng không bị mai một; thêm vào đó còn kết nạp thêm vào nhiều loại hoa khác nữa là hoa lan, hoa cúc, hoa tulip,…

Tục tiễn ông Công ông Táo lên chầu trời.

phong tục ngày tết

Tục tiễn đưa ông Công, ông Táo về trời là một phong tục tâm linh đẹp và vô cùng ý nghĩa. Trong ngày lễ tiễn ông Táo cũng đều có  việc đi thả cá chép, đấy là  phương tiện cho ông về trời. Đó cũng là một mặt trong cuộc sống tâm linh của người dân Việt Nam.

Vào mỗi ngày 23 tháng Chạp hàng năm ( tức là ngày 23 tháng 12 âm lịch) thì mọi gia đình sẽ tiễn ông Táo về chầu trời; ông sẽ bẩm báo thiên đình tình hình  một năm qua dưới trần gian như thế nàoi. Và sau đó, vào ngày 7 tháng Giêng ( ngày 7 tháng 1 âm lịch) các gia đình lại làm lễ đón ông Táo về lại với căn bếp trong nhà .

Tục đi chợ Tết, xin chữ về thờ.

phong tục ngày tết

Đi chợ Tết  thường sẽ mua lá dong, mua thịt, bánh kẹo hoa quả, về làm bánh chưng, và mọi món ăn phục vụ trong ngày Tết. Hơn nữa, mọi người còn nhớ  xin chữ của những thầy đồ về để cho lên bàn thờ. Lý do là vì; ngày xưa người biết chữ không nhiều, nên mới có phong tục xin chữ về thờ để cầu cho con cháu được học hành đàng hoàng, làm ăn may mắn, thăng quan tiến chức. Các thầy đồ cho chữ là những người có chức tức, học vị có tiếng. Mọi người thường xin chữ Nho  như chữ Tâm, Phúc, Đức, Thọ,…

Tục gói bánh chưng bánh giầy (bánh tét)

Bánh chưng hình vuông,đại diện cho trời. Bánh tét hình tròn, đaiị diện cho đất. Để gói được bánh chưng, bánh tét, phải là những người có bàn tay cực kỳ khéo; nếu không bánh sẽ bị méo, không vuông vắn đều đặn khi luộc. Vào những ngày cuối năm, cả gia đình sẽ sum vầy bên nồi bánh chưng bập bùng ánh lửa; là một khoảnh khắc thiêng liêng và ấm áp ai ai cũng muốn lưu giữ.

Lau dọn nhà cửa vào dịp cuối năm

Cuối năm, mọi gia đình đều lau dọn, sửa sang lại nhà cửa và bày biện những đồ vật. Việc này có ý nghĩa lớn để chuẩn bị cho việc đón một năm mới . Với phong tục ngày tết của dân ta thì việc này có ý nghĩa là tiễn đưa những cái cũ đi trong năm cũ và đón những cái mới may mắn bắt đầu của năm mới. Vào dịp cuối nào, mọi người đều xem ai nợ nần cái gì thì phải trả; không để nợ trong năm cũ dây sang năm mới mà trở thành “cả đời nợ nần”.

Đón giao thừa

tết

Là thời khắc trời đất chuyển giao; từ năm cũ sang năm mới, từ mua đông lạnh lẽo sang mùa xuân ấm áp. Đón giao thừa và cúng giao thừa là cúng ngoài trời; có thể vẫn là đồ mặn hoặc thay bằng hoa quả. Mân hoa quả thờ cúng vào ngày Tết sẽ có những  loại sau: chuối, bưởi, cam quýt, sung. Người miền Nam cũng các  loại quả : mãng cầu (cầu), dừa ( vừa), đu đủ (đủ), xoài (xài), sung (sung túc) hoặc dứa ( thơm) có ý nghĩa rằng: cầu – vừa – đủ – xài – sung hoặc cầu – vừa – đủ – xài – thơm.

Xông đất ngày mồng 1

Xông đất hay còn gọi là xông nhà, đập đấ là một phong tục lâu đời ngày Tết ở nước ta . Xông đất là người đầu tiên đến nhà mình vào ngày mồng một năm mới. Nhiều gia đình chọn tuổi xông đất  hoặc chỉ cần  một người ngẫu nhiên đến nhà mình vào ngày đầu năm mới.  Bình thường, khi chọn người xông đất đầu năm thì gia đình sẽ chọn những người hoạt bát, hợp tuổi, hợp mệnh với gia đình.. để xông đất đầu năm.

Bài viết trên là những phong tục truyền thống của ngày tết ở Việt Nam đặc trưng nhất, được lưu giữ vào chứa đựng trong lòng mỗi người Việt Nam. Tết là thời gian đoàn tụ, sum vầy cùng gia đình sau một năm vất vả vì cuộc sống, công việc, và là thời gian nghỉ ngơi, thư giãn thăm mọi người thân thiết xung quanh.

Nguồn: phongthuyso.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *