Quản lí chi tiêu thông minh hơn với quy tắc 6 chiếc lọ

Quản lí chi tiêu thông minh hơn với quy tắc 6 chiếc lọ

Đã bao giờ bạn từng thấy khó khăn trong việc quản lý chi tiêu ? Một tháng bạn kiếm được rất nhiều nhưng khi tổng kết lại chẳng còn bao nhiêu ? Bạn có đang biến cuộc sống của mình thành chuỗi ngày tiết kiệm không hồi kết ? Nếu bạn có cảm giác như vậy, hãy tìm hiểu ngay công thức 6 chiếc lọ – bí quyết quản lý tiền bạc nổi tiếng. Bí quyết được giới thiệu bởi T.Harv Eker. 1 doanh nhân – diễn giả – tác giả cuốn best-seller “Bí mật tư duy triệu phú”.

Để quản lý tiền bạc thành công và có được sự tự do tài chính, việc đầu tiên là có kế hoạch sử dụng tiền bạc hợp lý. Cụ thể quy tắc 6 chiếc lọ được áp dụng như sau. Sau khi đọc xong hãy tự mình thử và áp dụng nhé. Mỗi chiếc lọ có tên và mục đích sử dụng khác nhau. Mỗi khi nhận được bất kể nguồn thu nhập nào (lương, thưởng, lợi nhuận kinh doanh…), hãy chia khoản tiền này vào ngay 6 chiếc lọ như sau:

tiết kiệm hiệu quả

Lọ số 1 : Chi tiêu cần thiết – NEC ( 55% thu nhập )

Quỹ Chi tiêu cần thiết (NEC) giúp đảm bảo nhu cầu thiết yếu, sinh hoạt hàng ngày của cuộc sống. Quỹ NEC sử dụng cho các mục đích ăn uống, sinh hoạt, vui chơi, giải trí và mua sắm cần thiết. Đây là lọ chiếm phần trăm thu nhập cao nhất.

Nếu bạn đang sử dụng quá 80% thu nhập cho chi tiêu cần thiết, cần tăng cường tổng thu nhập cắt giảm chi tiêu.

Lọ số 2 : Tiết kiệm dài hạn – LTS (10% thu nhập )

Bạn sử dụng khoản tiết kiệm dài hạn (LTS) này cho những mục tiêu dài hạn. Ví như mua xe, mua nhà, sinh em bé, thực hiện ước mơ… Có quỹ LTS sẽ giúp thấy được mục đích và có động lực tiết kiệm dần dần cho việc đó.

Điều quan trọng là thực hiện tiết kiệm ngay khi nhận được thu nhập. qua đó sẽ tránh tiêu vào số tiền này. Một trong những cách tiết kiệm hiệu quả nhất là sử dụng các sản phẩm tiết kiệm gửi góp trực tuyến.

quy tắc tiết kiệm

Lọ số 3: Quỹ giáo dục – EDU (10% thu nhập )

Bạn trích 10% thu nhập cho việc học thêm, trau dồi kiển thức của mình. Bạn có thể dùng quỹ giáo dục (EDU) này để mua sách, tham gia các khóa học, các buổi gặp gỡ chia sẻ từ người thành công.

Đầu tư vào giáo dục cũng là đầu tư vào bản thân. Tác dụng của tài khoản này không ngừng phát triển năng lực bản thân. từ đó có thể tạo ra nhiều thu nhập hơn.

Lọ số 4 : Hưởng thụ tiết kiệm – PLAY (10% thu nhập )

Đây là khoản tiền dành cho việc hưởng thụ, mua sắm xa xỉ, chăm lo cho bản thân. làm những việc mới mẻ, tăng cường sự trải nghiệm… Quỹ Hưởng thụ (PLAY) giúp có động lực để làm việc tốt hơn.

Quỹ PLAY sẽ cần được tiêu dùng liên tục. Nếu không sử dụng hết quỹ PLAY, có thể bạn đang mất sự cân bằng cuộc sống. Và không dành đủ sự chăm sóc cho bản thân.

Lọ số 5 : Tự do tài chính – FFA (10% thu nhập )

Tự do tài chính (FFA) là cuộc sống như mong muốn mà không cần làm việc hay phụ thuộc tài chính . FFA là khoản sử dụng để tham gia các hoạt động tạo ra thu nhập thụ động. Ví như gửi tiết kiệm, đầu tư, góp vốn kinh doanh. Bằng cách này đã tạo ra “con ngỗng” đẻ trứng vàng để sử dụng khi không còn làm việc.

Lọ số 6 : Từ thiện – GIVE (5% thu nhập )

Đây là khoản tiền bạn sử dụng để làm từ thiện, giúp đỡ cộng đồng, …. Nếu bạn có nhiều thứ chi trả , hãy giảm tỷ lệ này xuống. Nhưng nhớ luôn trích một khoản để giúp đỡ người khác.
 

quản lí chi tiêu

Bạn hãy thử ngay “bí kíp” 6 chiếc lọ này ngay và thường xuyên nhé. Nếu áp dụng đúng cách, bạn không chỉ vừa đủ tiền chi trả sinh hoạt. Tiết kiệm cho tương lai mà còn luôn tìm thấy động lực trong cuộc sống!

Nguồn : Vpbankonline.vpbank.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *